Ngược dòng thời gian quay trở về năm 2007, khi đó, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có chuyến thăm Mỹ. Tại đây, ông đã thể hiện đỉnh cao ngoại giao của người đứng đầu quốc gia như thế nào.
Đầu tiên, Mỹ sắp xếp nhà báo Paul để đưa ra câu hỏi khó rằng "Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong tương lai, chúng ta có thực hiện đa đảng không?". Trong bối cảnh đó, đây là một câu hỏi hết sức nhạy cảm.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngay lập tức trả lời: "Bên Mỹ có hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Bên Pháp, Thụy Sỹ cũng rất nhiều Đảng. Nhưng tôi không bao giờ thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều Đảng hơn, chứ không phải chỉ hai Đảng. Cái này do điều kiện lịch sử, đặc điểm của từng nước mà dân ở đó họ chấp nhận. Nếu một Đảng thì có các cơ chế để lắng nghe ý kiến của người dân. Việt Nam có Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể như Công đoàn, Hội nông dân, Hội phụ nữ... Chế độ chính trị của các nước cũng khác nhau. Ở Mỹ có Tổng thống, không có Thủ tướng. Ở Pháp có cả Tổng thống lẫn Thủ tướng. Qua Đức, Thủ tướng lại có vai trò khác. Qua Anh lại có Nữ hoàng... tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một cái khuôn cố định nào đó. Đó là đòi hỏi hết sức vô lý..."
Cuộc gặp đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với chính giới Mỹ theo chương trình bố trí là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Vào cuộc gặp, chưa kịp ngồi, bà Nancy Pelosi đã tuôn một tràng rằng, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ để cùng nhau phát triển. Nhưng Việt Nam cứ vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền, làm những việc sai trái, Mỹ không thể chấp nhận.
Chờ bà Nancy Pelosi nói nói xong, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới nhỏ nhẹ đáp lại thẳng thắn: “Thưa bà, nếu nói về dân chủ, nhân quyền, Mỹ không đủ tư cách nói chuyện với Việt Nam đâu”. Nghe như vậy, bà Pelosi sửng sốt: “Thế là thế nào ?”.
Chủ tịch nước đanh thép trả lời: “Ngày trước, Mỹ mang bom đạn xâm lược Việt Nam, gây bao nhiêu mất mát, đau khổ cho Việt Nam, Việt Nam đã bỏ qua. Hôm nay, Việt Nam đã gác lại quá khứ, hướng đến tương lai. Còn hiện tại, Mỹ vẫn còn có quân ở Iraq, Afghanistan, ở nhiều nơi khác trên thế giới. Bom đạn vẫn còn nổ, máu vẫn còn đổ, người vẫn còn chết,… Mỹ cũng vi phạm dân chủ nhân quyền”. Bà Pelosi im lặng, nhưng ông trợ lý ngồi bên cạnh liền cầm tấm ảnh chụp Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đưa lên, rồi hỏi: “Ông có thấy tấm ảnh này không?”. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bình tĩnh trả lời rằng: “Đây là việc làm sai trái của một cán bộ của chúng tôi và chúng tôi đã xử lý nghiêm khắc rồi. Nhưng các ông có biết, hôm đó, tại phiên tòa, ông Lý cũng buông những lời lẽ khó nghe như thế nào không? Vì những lời lẽ ấy nên cán bộ chúng tôi mới có vi phạm như thế. Nhưng dù gì đi nữa, cán bộ của chúng tôi sai, chúng tôi đã phải xử lý. Ngay tại Mỹ, cảnh sát Mỹ cũng sai phạm như đánh người, đánh dân, có những hành động sai trái trên đường phố. Tôi nghĩ rằng, sai trái này chỉ là cá biệt. Không phải là chủ trương của lãnh đạo, chúng ta phải xử lý, làm cho tốt hơn”.
Sau đó, theo chương trình, Chủ tịch nước ta gặp Tổng thống Mỹ Bush. Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Bush, có một nhóm người chế độ cũ, mang cờ 3/ biểu tình bên ngoài Nhà Trắng. Lúc này, ông Bush liền chỉ ra ngoài kia và nói rằng nước Mỹ luôn đề cao tự do, nhân quyền, kể cả với những người bất đồng chính kiến. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết liền trả lời rằng: "Ở Việt Nam, chính quyền cũng không cấm người dân biểu tình phản đối Mỹ đưa quân vào Iraq".
Kể từ đó, cuộc gặp diễn ra rất vui vẻ. Tổng thống Bush và các chính khách tinh hoa Mỹ đón tiếp đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam rất nồng hậu.